Móng băng là loại móng thường có dạng một dải dài, có thể độc lập hoặc giao nhau theo hình chữ thập. Đây là cách được dùng để đỡ toàn bộ kết cấu của ngôi nhà.
Tùy thuộc vào diện tích công trình cũng như điều kiện địa hình; độ cứng, độ lún của nền đất mà người ta quyết định sử dụng loại móng băng phù hợp. Điều này sẽ rất quan trọng để đảm bảo độ an toàn cho công trình.
Móng băng được xếp vào loại móng nông. Đây là những móng xây trên các hố đào trần, sau đó lấp đất lại. Chiều sâu chôn móng thường ở khoảng từ 1m6 đến 2m3 tùy vào địa chất.
Móng băng nếu xét trên tiêu chí phương vị thì sẽ chia thành 2 loại:
+ Móng 1 phương: móng được dùng theo 1 chiều duy nhất là chiều ngang hoặc chiều rộng của ngôi nhà. Các đường móng song song với nhau và khoảng cách sẽ phụ thuộc vào diện tích của công trình thi công.
+ Móng 2 phương: Các đường móng được thiết kế theo 2 phương vuông góc và giao nhau như hình ô bàn cờ.
Ưu điểm của móng băng:
– Hỗ trợ cho sự liên kết giữa tường và cột chắc chắn hơn theo phương thẳng đứng. Hạn chế được hiện tượng lún lệch giữa các cột.
– Giảm áp lực tại vị trí đáy móng hiệu quả.
– Truyền tải trọng của công trình xuống nền đất được đều và ổn định hơn.
– Có thể áp dụng tại một số nơi có địa chất xấu, tính ổn định kém.
– Biện pháp thi công khá đơn giản, tiết kiệm chi phí.
Nhược điểm của móng băng
– Không áp dụng được cho những khu vực có nhiều bùn, nền đất quá yếu.
– Do thuộc hệ móng nông, nhỏ nên tính ổn định, chống lật và chống trượt của móng băng chỉ ở mức tương đối. Tính ổn định kém hơn khi momen lực ngang cao.
– Với nền đất có mạch nước ngầm nằm sâu bên dưới thì kỹ thuật thi công đòi hỏi sự phức tạp cao hơn.
---
𝐓𝐏𝐋𝐔𝐒 𝐆𝐑𝐎𝐔𝐏
𝐊𝐢𝐞̂́𝐧 𝐓𝐚̣𝐨 𝐇𝐚̣𝐧𝐡 𝐏𝐡𝐮́𝐜
𝐃𝐢̣𝐜𝐡 𝐯𝐮̣ 𝐭𝐡𝐢𝐞̂́𝐭 𝐤𝐞̂́ 𝐊𝐢𝐞̂́𝐧 𝐭𝐫𝐮́𝐜 - 𝐍𝐨̣̂𝐢 𝐭𝐡𝐚̂́𝐭.
𝐃𝐢̣𝐜𝐡 𝐯𝐮̣ 𝐭𝐡𝐢 𝐜𝐨̂𝐧𝐠 𝐱𝐚̂𝐲 𝐝𝐮̛̣𝐧𝐠 𝐓𝐫𝐨̣𝐧 𝐠𝐨́𝐢.
𝐃𝐢̣𝐜𝐡 𝐯𝐮̣ 𝐭𝐡𝐢 𝐜𝐨̂𝐧𝐠 𝐱𝐚̂𝐲 𝐝𝐮̛̣𝐧𝐠 𝐩𝐡𝐚̂̀𝐧 𝐭𝐡𝐨̂ - 𝐩𝐡𝐚̂̀𝐧 𝐡𝐨𝐚̀𝐧 𝐭𝐡𝐢𝐞̣̂𝐧.
𝟎𝟗𝟑 𝟓𝟎𝟓 𝟕𝟏𝟏𝟕
𝟐𝟗𝐁 𝐡𝐞̉𝐦 𝟐 𝐤𝐢𝐞̣̂𝐭 𝟒𝟒 𝐋𝐞̂ 𝐍𝐠𝐨̂ 𝐂𝐚́𝐭, 𝐓𝐏. 𝐇𝐮𝐞̂́